BlogMôi TrườngCarbon Footprint Là Gì? Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Dấu Chân Carbon?

Carbon Footprint Là Gì? Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Dấu Chân Carbon?

Carbon footprint là gì? Làm thế nào để giảm thiểu dấu chân carbon? Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Khái niệm carbon footprint là gì?

Định nghĩa

Carbon footprint nghĩa là gì? Carbon footprint hay dấu chân carbon được hiểu là tổng lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm/dịch vụ.

Carbon footprint bao gồm nhiều hợp chất khác nhau như CO2, CH4, NO2, F, v.v. Theo đó, những khí này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, bầu khí quyển, và là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. 

carbon footprint nghĩa là gì
Carbon footprint nghĩa là gì? (Nguồn: Getty Images)

Vào năm 1979, trong một cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite thuật ngữ carbon footprint được công bố lần đầu tiên. Nhưng mãi đến năm 2007, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng trong các báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC.

Đọc thêm: 10 Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Cách tính lượng carbon footprint

Theo đó, để tính dấu chân carbon cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

  • Khu vực sinh sống
  • Loại và năng lượng tiêu thụ
  • Sản phẩm công nghệ được sử dụng và cách sử dụng

Cách tính tốt nhất là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của một người, sau đó, cộng dồn lượng phát thải CO2 vào carbon footprint cá nhân.

Lượng khí thải carbon điển hình của một người
Lượng khí thải carbon điển hình của một người (Nguồn: Sustainable princeton)

Tại Việt Nam, mỗi năm chỉ số carbon footprint trung bình khoảng 1.18 tấn/người.

Tác hại của carbon footprint

 Như đã nhắc đến trong phần trên, carbon footprint là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Bạn thấy đấy, tác động của biến đổi khí hậu đến trái đất ngày càng nghiêm trọng:

  • Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng lên
  • Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều
  • Mực nước biển đang dâng lên từng năm
  • Biển và đại dương đang đứng trước nguy cơ axit hóa
  • Đa dạng sinh học ngày càng suy giảm
  • Sức khỏe con người bị tác động tiêu cực

Nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực này, đòi hỏi chúng ta cần giảm thiểu dấu chân carbon. 

Nguyên nhân tạo ra carbon footprint

Carbon footprint được tạo ra từ đâu? Có rất nhiều hoạt động gây ra khí nhà kính, trong đó có thể kể đến như:

  • Việc sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu
  • Chặt phá, đốt rừng
  • Chăn nuôi gia súc
  • Sử dụng các nguồn năng lượng từ than đá, dầu khí trong các ngành công nghiệp, giao thông, sinh hoạt, v.v.
  • V.v. 

Đọc thêm: Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Tại Việt Nam & Giải Pháp

Làm thế nào để giảm thiểu dấu chân carbon?

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn và mọi người có thể từng bước giảm thiểu dấu chân carbon:

Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng/phương tiện sử dụng năng lượng điện

Như Oreka vừa nhắc đến trong phần trước đó, hoạt động di chuyển và vận chuyển bằng các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu là một nguyên nhân tạo ra carbon footprint.

reduce carbon footprint là gì
Làm thế nào để reduce carbon footprint? (Nguồn: Getty Images)

Do đó, để giảm thiểu dấu chân carbon, chúng ta có thể cắt giảm việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, thay vào đó có thể sử dụng phương tiện công cộng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng phương tiện chạy bằng xăng dầu, chúng ta có thể sử dụng phương tiện chạy bằng điện, sử dụng xe đạp, v.v.

Tôn trọng tuổi thọ của phương tiện giao thông

Các phương tiện quá hạn sử dụng nếu còn tiếp tục sử dụng có thể tạo ra nhiều khí thải hơn. Do đó, chúng ta cần tôn trọng tuổi thọ của xe, đồng thời tiến hành bảo trì và bảo dưỡng phương tiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng hoạt động tốt của chúng.

Sử dụng thịt một cách hợp lý

Hoạt động chăn nuôi gia súc cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính. Theo đó, để tạo ra một 1 kg thịt bò có thể phát thải lượng CO2 bằng với một chiếc ô tô chạy quãng đường 27km.

Việc sản xuất các loại thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò có thể tạo ra lượng khí thải gấp 5 lần và lượng nước tiêu thụ gấp 11 lần so với việc chăn nuôi gia cầm. Do vậy, một trong những cách hiệu quả giúp bạn cắt giảm lượng khí thải ra môi trường là sử dụng thịt một cách hợp lý. 

Tích cực trồng cây xanh

Cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra O2, do đó, việc trồng nhiều cây xanh có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu dấu chân carbon. Bạn biết đấy, rừng được coi là lá phổi xanh của nhân loại, việc trồng nhiều cây xanh giúp tạo ra một bầu không khí trong lành và an toàn hơn. 

Một cây xanh có thể hấp thụ đến 24 kg khí CO2 mỗi năm, do đó, càng có nhiều cây xanh lượng khí nhà kính này sẽ càng được giảm bớt.

Tối ưu vòng đời sử dụng sản phẩm

Quá trình sản xuất hàng hóa tiêu dùng cũng là một tác nhân tạo ra nhiều dấu chân carbon. Khi chúng ta tối ưu vòng đời sử dụng sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt hoạt động sản xuất hàng hóa mới. Qua đó, giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường.

Thay vì vứt bỏ đồ cũ, hãy tìm cách để tái chế chúng trong một mục đích khác. Bên cạnh đó, thay vì vứt bỏ các sản phẩm đồ cũ còn dùng tốt bạn có thể thanh lý chúng trên Oreka. “Cũ người mới ta” có thể sản phẩm này không còn ý nghĩa với bạn, nhưng với người khác chúng vẫn thực sự hữu ích.

Tiết kiệm điện

Các nhà nghiên cứu cho biết, lượng khí thải từ các thiết bị điện ở trạng thái chờ của các gia đình tại Anh có thể lên tới 800.000 tấn CO2 mỗi năm. Do đó, để giảm bớt carbon footprint, chúng ta hãy sử dụng tiết kiệm điện, ngắt kết nối điện với các đồ dùng khi không sử dụng.

Bên cạnh đó, điện được sản xuất từ thủy điện, nhiệt điện, v.v. Đây đều là những tác nhân gây ra carbon footprint. 

tác hại của carbon footprint
Cách giảm thiểu dấu chân carbon đơn giản, hiệu quả (Nguồn: Getty Images)

Thực hiện 5R

Thực hành 5R bao gồm:

  • Refuse: từ chối sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần, từ chối các sản phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
  • Reduce: giảm thiểu tiêu dùng, chỉ mua các sản phẩm cần thiết, hạn chế hành vi mua “bốc đồng”.
  • Reuse: Tích cực trong việc tái sử dụng đồ dùng nhằm giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, và sản xuất hàng hóa mới.
  • Rot: Thiết lập hệ thống phân trộn hữu cơ từ thực phẩm dư thừa.
  • Recycle: Học cách tái chế sản phẩm nhằm gia tăng vòng đời sử dụng cho đồ dùng, hạn chế rác thải ra môi trường. 

Hình thành thói quen tiêu dùng bền vững

Tiêu dùng bền vững là một gợi ý tiếp theo mà Oreka muốn chia sẻ đến bạn trong nỗ lực giảm thiểu dấu chân carbon. Thói quen này liên quan đến việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm tốt cho môi trường. Chẳng hạn, thay vì sử dụng túi nilon để đựng đồ, bạn có thể sử dụng túi giấy, túi vải, v.v.

Mỗi người một hành động nhỏ có thể tạo ra một sức mạnh khổng lồ, qua đó giúp cho hiệu quả bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu carbon footprint tốt hơn. 

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chủ đề “Carbon footprint là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé. 

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach