BlogMôi TrườngRác Thải Nhựa Có Thể Mất Đến 1000 Năm Để Phân Hủy

Rác Thải Nhựa Có Thể Mất Đến 1000 Năm Để Phân Hủy

Ô nhiễm rác thải nhựa là một vấn đề nhức nhối của xã hội, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho con người và môi trường. Việc tìm ra cách giải quyết vấn đề này đang là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong bài viết dưới đây, Oreka sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn chân thực về thực trạng này và gợi ý một số giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa có thể bao gồm túi nhựa, chai lọ, v.v, các chất thải này khó có thể phân hủy trong nhiều môi trường.

rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường
Rác thải nhựa là gì? (Nguồn: Getty Images)

Rác thải nhựa có thể được phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau trong cuộc sống như: ăn uống, sản xuất, kinh doanh, v.v. 

Rác thải nhựa tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, rác thải nhựa được gọi là plastic waste.

Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam

Rác thải nhựa đang là một vấn nhức nhối của toàn xã hội. Yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân cần tối thiểu hóa lượng chất thải nhựa ra môi trường.

Theo khảo sát, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 500 tỷ chai nhựa được sản xuất. Vào năm 2020, 500 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường, gấp 900% so với năm 1980.

Trong đó, rác thải nhựa trên biển và đại dương lên tới 150 triệu tấn. Dự báo đến năm 2050, lượng rác thải nhựa còn nhiều hơn cá.

Theo báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022, khối lượng rác thải nhựa tại Việt Nam lên đến 2.9 triệu tấn và ghi nhận tốc độ gia tăng khoảng 5% mỗi năm. 

Thời gian phân hủy rác thải nhựa

Thời gian phân hủy của rác thải nhựa như thế nào? Theo đó, một chiếc chai được làm từ nhựa Polyethylene Terephthalate (PTE) có thể cần 450 – 1000 năm để phân hủy.

Cụ thể như sau: 

Sản phẩmThành phần chế tạoThời gian phân hủy
Túi nilon và bao nhựa mỏngHợp chất High – Density Polyethylene (HDPE)10 – 100 năm
Ly xốp Nhựa Extruded Polystyrene Foam (XPS)50 – 100 năm
Ống hút nhựaNhựa Polypropylene (PP)100 – 500 năm
Cốc sữa chuaNhựaPolypropylene (PP)100 – 500 năm
Nắp chaiNhựaPolypropylene (PP)100 – 500 năm
Thìa đĩa, nhựaNhựa PE, PP,…100 – 500 năm
Tã lót và băng vệ sinhNhựaPolypropylene (PP)250 – 500 năm
Chai nhựaNhựa Polyethylene Terephthalate (PET) 450 – 1000 năm
Bàn chải đánh răngNhựa Polyamide (PA)500 năm trở lên
Chai chất tẩy rửaChai chất tẩy rửa500 – 1000 năm
Túi nhựa dày, daiHợp chất Low – Density Polyethylene (LDPE)500 – 1000 năm

Ảnh hưởng của rác thải nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người lẫn môi trường sống. Trong phần dưới đây, Oreka sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối nguy hại này.

Đến con người

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? Chất thải nhựa bị vứt bừa bãi, theo thời gian chúng sẽ bị phân hủy thành nhiều mảnh nhựa với các kích thước khác nhau lẫn vào đất, nước, không khí. Khi con người tiêu thụ những sản phẩm chứa các mảnh nhựa này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Tại một số gia đình, họ có thói quen đốt rác nhưng không nhận ra rằng, khí thải từ rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa khi hít vào có thể ảnh hưởng xấu đến tuyến nội tiết, khả năng miễn dịch, thậm chí là tác nhân của căn bệnh ung thư.

rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Rác thải nhựa ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? (Nguồn: Getty Images)

Hiện nay, trong một số sản phẩm đồ nhựa giá rẻ, được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, khi sử dụng có thể sản sinh ra BPA – một chất độc gây hại cho sức khỏe con người như vô sinh, tiểu đường, ung thư.

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường

Thời gian phân hủy của rác thải nhựa có thể lên đến hàng nghìn năm, do đó, chất thải nhựa thải bị vứt vỏ bừa bãi và không qua xử lý đúng cách có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường.  

Rác thải nhựa là tác nhân gây ra ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Từ đó, gây ra một loại hệ quả tiêu cực cho trái đất, chẳng hạn như: cây không thể lớn, động thực vật biển không thể sinh trưởng bình thường, tăng nguy cơ gây xói mòn của đất, v.v.

Thực tế, rất nhiều sinh vật biển chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc xả rác bừa bãi của người dân địa phương và khách du lịch. Những câu chuyện về loài rùa biển bị mắc vào túi ni lông hay ăn nhầm túi ni lông vì tưởng đó là sứa đã không còn quá xa lạ. Bên cạnh đó, theo thống kê, mỗi con cá chứa ít nhất 2.1 mảnh vi nhựa, đây là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều loài động vật.

Đọc thêm: Những Con Số Đáng Kinh Ngạc Về Rác Thải Điện Tử

Các biện pháp giúp tối thiểu hóa rác thải nhựa

Trước những ảnh hưởng khôn lường của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, chúng ta cần tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường.

Đối với cá nhân

Bảo vệ là trách nhiệm chung của toàn xã hội, mỗi người đều đóng góp một phần quan trọng trong nỗ lực này. Để giảm thiểu rác thải rác thải nhựa, mỗi người có thể:

  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là đồ nhựa sử dụng một lần
  • Phân loại và vứt bỏ đồ nhựa đúng nơi quy định
  • Không xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường
  • Tích cực sử dụng các sản thân thiện với môi trường, dễ phân hủy
  • Học cách tái chế rác thải nhựa
  • Xây dựng lối sống xanh và bền vững
  • Nhận thức rõ ràng về tác hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường
  • Tuyên truyền, khuyến khích mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường
rác thải nhựa tiếng Anh là gì
Các biện pháp góp phần làm giảm rác thải nhựa (Nguồn: Getty Images)

Đọc thêm: 6 Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả, Đơn Giản

Đối với tổ chức

Các tổ chức có thể:

  • Xây dựng các chính sách liên quan việc bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người hạn chế đồ dùng bằng nhựa
  • Sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường, bền vững
  • Tuyên truyền đến các thành viên trong tổ chức về hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa
  • Tổ chức các chương trình, hoạt động khuyến khích các cá nhân tái chế sản phẩm đồ nhựa
  • Chủ động phân loại và xử lý rác thải nhựa cũng như chất thải từ hoạt động sản xuất nhựa

Đọc thêm: Chung Tay Thực Hiện Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường 

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề rác thải nhựa và những giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa mà Oreka muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và cần thiết.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach