BlogMôi Trường6 Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả, Đơn Giản

6 Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Nước Hiệu Quả, Đơn Giản

Ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang là một vấn đề đáng báo động và cần ưu tiên tìm cách giải quyết. Trong bài viết này, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn thực trạng ô nhiễm nguồn nước, cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, tại một số nơi, nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người và toàn bộ hệ sinh thái. 

Trên toàn cầu hiện có khoảng 2 tỷ người không được sử dụng nguồn nước an toàn và 3.6 tỷ người chưa được tiếp cận với hệ thống nước thải được quản lý an toàn. 

biện pháp bảo vệ môi trường nước, hình ảnh cánh đồng quạt gió rộng lớn đang hoạt động. Việc sử dụng năng lượng tái tạo nói chung, hay năng lượng gió nói riêng là một cách làm hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường nước khỏi các nguy cơ gây ô nhiễm.
Các cách bảo vệ môi trường nước hiệu quả (Nguồn: Getty Images)

Theo một báo cáo của UNEP, khoảng 60% dòng sông tại Châu Âu, Châu Phi và Châu Á đang bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ.

Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước đang báo động, đặc biệt tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, làng nghề.

Mỗi ngày, Hà Nội thải ra từ 350 – 400 nghìn mét khối nước thải, và hơn 1000 mét khối rác thải, đáng chú ý khi chỉ 10% được xử lý, còn lại được xả trực tiếp ra môi trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt tại Hồ Tây, ô nhiễm trên diện rộng tại 6 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy.

Một dẫn chứng khác có thể kể đến sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng Formosa Hà Tĩnh. Sự cố gây tác động tiêu cực mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội và phá hủy môi trường biển. 

Đọc thêm: Đếm Không Xuể Những Lợi Ích Của Việc Bảo Vệ Môi Trường

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Đâu là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước? Dưới đây là một vài tác nhân chính:

Nước thải sinh hoạt

Con người được coi là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên toàn cầu.

Sự bùng nổ dân số kéo theo sự gia tăng hàng loạt của các nhu cầu như: ăn uống, may mặc, đi lại, v.v. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nước thải từ các hoạt động này tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay, tại Hà Nội chỉ có khoảng 30% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý, gây ra nhiều vấn đề về môi trường nước. 

cách bảo vệ môi trường nước, hình ảnh người phụ nữ đang rặt rác thải ni lông vứt vào đúng nơi quy định, qua đó vừa làm sạch môi trường, vừa tăng tính thẩm mỹ cho dòng kênh
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước (Nguồn: Getty Images)

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, mức độ ô nhiễm nước sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát.

Chất thải y tế

Theo thống kê, tại Việt Nam hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế đều chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu. 

Tổng hợp số liệu qua nhiều báo cáo của Cục Quản lý Môi Trường y tế năm 2022, mỗi ngày nước ta thải ra khoảng 440.7 tấn chất thải rắn y tế, trong đó có đến 71.5 tấn rác thải trong nhóm nguy hại. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra khoảng 130.000 m3 nước thải mỗi ngày. Đây là những mối nguy hại nghiêm trọng tác động đến môi trường nước.

Rác thải y tế là một loại rác đặc biệt, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều hệ quả xấu tới môi trường và cuộc sống của con người. 

Nước thải công nghiệp

Tại các khu công nghiệp, làng nghề là những nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. 

Trong nước thải công nghiệp chứa nhiều chất và hợp chất gây nguy hại cho môi trường như Hg, Pb, Cr, v.v. Sự phát triển của ngành công nghiệp kéo theo nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. 

Thực tế tại Quảng Nam, khu vực hạ lưu sông Trầu, hàm lượng clorua thường xuyên có giá trị clorua vượt ngưỡng tiêu chuẩn sau tiếp nhận nước thải của KCN Trường Hải và KCN Tam Hiệp.

Sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những tác nhân góp phần làm gia tăng tính nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm nước. 

Trong hoạt động trồng trọt, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, v.v, có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nước, cũng như phá hủy sinh thái trong nước do hóa chất tồn đọng. Dễ thấy tại các ruộng lúa sử dụng thuốc hóa học, số lượng các loài cua cá tự nhiên bị giảm nghiêm trọng.

Một hình ảnh dễ bắt gặp tại các cánh đồng là bao bì các loại thuốc hóa học bị vứt bừa bãi, lượng thuốc dư thừa không chỉ làm ô nhiễm nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất. 

Một số các nguyên nhân khác

Một số các nguyên nhân khác gây phát ô nhiễm môi trường có thể kể đến như:

  • Khai thác tài nguyên quá mức
  • Chất thải từ các hoạt động vẩn chuyển trên biển
  • Các sự cố tràn dầu
  • Rác thải được xử lý không đúng cách
  • Các yếu tố liên quan đến thiên tai
  • V.v.

Đọc thêm: Thực Trạng Ô Nhiễm Biển Và Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Biển Hữu Hiệu

Hậu quả khôn lường của tình trạng ô nhiễm nước

Những ảnh hưởng tiêu cực từ việc ô nhiễm nguồn nước chúng ta đã và đang chứng kiến có thể kể đến như:

Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sử dụng nguồn nước bẩn

Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 80% bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước và thực trạng vệ sinh của môi trường. 

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến (Khoa Sức khỏe môi trường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh) cho biết, nhiều loại vi khuẩn, vi rút sinh sống và phát triển trong nguồn nước ô nhiễm. Chúng dễ dàng đi vào cơ thể khi còn người tiếp xúc trực tiếp như tắm rửa, sử dụng để sinh hoạt, v.v.

Hiện tại, có 5/10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất liên quan đến môi trường nước và vệ sinh là cúm, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amip và viêm gan A.

Hiện tại, mỗi năm ghi nhận khoảng 1 triệu ca mắc tiêu chảy, và 40.000 – 50.000 lượt bị lỵ trực khuẩn, thương hàn, v.v.

Hệ sinh thái dưới nước bị phá hủy

Hiện tượng cá chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối hiện nay. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ, thảm họa môi trường biển tại Hà Tĩnh khiến ít nhất 70 tấn cá tự nhiên chết tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Môi trường nước bị ô nhiễm phá hủy môi trường sống của sinh vật dưới nước, điều này có thể phá vỡ thế cân bằng sinh học.   

Đất đai bị cằn cỗi, bạc màu, không còn chất dinh dưỡng

Nước thải ô nhiễm khi ngấm vào đất là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm đất. Các nghiên cứu chỉ ra, nước thải có chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì, v.v, khiến đất bị nhiễm các kim loại nặng, điều này gây ngộ độc cho cây cối và con người.

Ảnh hưởng sự sống của sinh vật xung quanh khu vực bị ô nhiễm

Do tiếp xúc và sử dụng với nguồn nước bị ô nhiễm các sinh vật có nguy cơ bị biến đổi gen, không thể phát triển bình thường.

Có thể kể đến, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản, nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người và sinh vật.

Như Oreka đã đề cập trong phần đầu, vai trò của nước rất quan trọng đến sự sinh tồn của toàn bộ sinh vật trên trái đất. Khi nguồn nước bị ô nhiễm chắc chắn sẽ đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại.

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước

Bảo vệ môi trường nói chung hay nguồn nước nói riêng không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà của toàn cộng đồng. Mỗi chúng ta dù đóng góp một phần nhỏ nhưng cũng có thể tạo ra một sức mạnh khổng lồ vào nỗ lực giữ gìn trái đất xanh-sạch-đẹp.

Theo báo cáo mới của WHO và UNICEF, rất nhiều người trên thế giới có thể không được tiếp cận với các dịch vụ nước uống, dịch vụ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân một cách an toàn toàn vào năm 2030, nhưng có thể thay đổi tình thế khi nỗ lực giải quyết vấn đề này phải tăng lên gấp 4 lần.

Dưới đây là một vài giải pháp bảo vệ môi trường nước mà cá nhân nào cũng có thể thực hiện: 

Không lãng phí nước

“Nước quý như vàng”. Nước sạch rất quý giá, vì vậy bạn nên tạo thói quen không lãng phí loại tài nguyên này.

Để tiết kiệm và sử dụng nước một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Tắt vòi nước khi không sử dụng: Khi đánh răng, rửa mặt, rửa tay hoặc giặt giũ, hãy nhớ tắt vòi nước khi không cần thiết. Điều này giúp tránh lãng phí nước và giảm chi phí sử dụng nước.
  • Kiểm tra và sửa chữa đường ống nước: Nếu phát hiện đường ống dẫn nước hoặc bể nước của bạn bị rò rỉ, hãy kiểm tra và khắc phục sự cố ngay lập tức. Việc này không chỉ giúp tránh thất thoát nước sạch mà còn giảm thiểu tổn thất nước.
  • Tận dụng nước mưa: Trong những ngày mưa, hãy sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe hoặc tưới cây. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn nước sạch mà còn tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên, giảm thiểu lượng nước cần sử dụng từ nguồn cung cấp chính thức.

Phát triển nông nghiệp xanh

Tích cực sử dụng các chất hữu cơ trong nông nghiệp và hạn chế tối đa chất hóa học như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, v.v, cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước. 

giải pháp bảo vệ môi trường nước, hình ảnh trái đất được bao quanh bảo nước sạch
Giải pháp bảo vệ môi trường nước (Nguồn: Getty Images)

Các nông trại nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhằm giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường.

Không xả rác thải nhựa bừa bãi

Việc xả rác thải nhựa bừa bãi có thể gây ra tình trạng ô nhiễm hạt vi nhựa trong nước, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trong nước và môi trường nói chung. 

Khi con người ăn phải động thực vật nhiễm vi nhựa, cơ thể con người cũng sẽ bị nhiễm loại hạt nguy hiểm này. Nguy hiểm hơn khi con người sử dụng trực tiếp nguồn nước chứa nhiều vi nhựa. 

Nâng cao ý thức của cộng đồng

Để bảo vệ môi trường nói chung, hay môi trường nước nói riêng, trước hết, mỗi chúng ta cần xây dựng nhận thức về tác hại của ô nhiễm môi trường, cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. 

Bạn biết đấy, “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khi mỗi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường nước, hiệu quả bảo vệ nguồn nước chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều so với nỗ lực của một vài cá nhân hay tổ chức riêng lẻ.

Phân loại rác thải đúng cách 

Việc phân loại rác thải đúng nơi đúng chỗ cũng là một cách hiệu quả góp phần bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.  

Việc vứt bỏ rác bừa bãi, đặc biệt các loại rác thải khó phân hủy, chứa các chất độc hại là một mối nguy hại lớn đến môi trường nước. Khi đó, các chất thải độc hại có thể bị ngấm vào đất và mạch nước ngầm. 

Dù chỉ là một hành động rất nhỏ nhưng ý nghĩa của nó mang lại cho nỗ lực bảo vệ môi trường rất quan trọng. 

Mỗi gia đình nên trang bị cho mình các thùng đựng rác có nắp kín để đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh và ngăn mùi khó chịu phát tán. Đồng thời, việc phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ riêng biệt là cực kỳ quan trọng để thuận tiện cho việc xử lý rác thải.

Tại các chung cư và khu tập thể cần có các thùng rác lớn, có nắp đậy kín và phân chia loại rác rõ ràng. Điều này giúp dân cư dễ dàng vứt rác vào đúng thùng. Điều này giúp việc thu gom và xử lý rác được hiệu quả hơn.

Tận dụng các sản phẩm đồ cũ hiệu quả

Thay vì vứt bỏ đồ cũ, bạn có thể tái chế chúng để tận dụng tối đa công dụng của chúng. Điều này cũng góp phần giảm thiểu lượng rác thải thải ra môi trường. 

Bên cạnh đó, với các sản phẩm còn dùng tốt nhưng bạn không còn nhu cầu với chúng, bạn có thể đem bán lại trên Oreka. Khi đó, bạn vừa có thêm khoảng thu nhập mới, vừa giúp gia tăng vòng đời cho sản phẩm. 

Các câu hỏi thường gặp

Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là?

Các biện pháp bảo vệ môi trường nước đã được thực hiện ở châu Âu bao gồm:
– Giám sát và kiểm soát lượng rác thải, cũng như các hóa chất độc hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
– Xử lý hiệu quả rác thải và nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi chúng được xả ra môi trường.
– Đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế liên quan đến biển.
– Tăng cường sự nhận thức và ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nước, đặc biệt là trong việc quản lý và bảo vệ các nguồn nước ngầm và sông ngòi.

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường nước?

Một số giải pháp bảo vệ môi trường nước mà học sinh có thể thực hiện có thể kể đến như:
– Sử dụng tiết kiệm nước.
– Không vứt bỏ rác bừa bãi.
– Trồng cây trong vườn.
– Phân loại rác và vứt đúng nơi quy định.
– Học cách tái chế rác thải, sử dụng đồ cũ hiệu quả.
– Tuyên truyền đến gia đình và bạn bè về việc tích cực bảo vệ môi trường nước

Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được ra đời lần đầu tiên khi nào?

Ngày 27/12/1993, Luật Bảo vệ môi trường chính thức được Quốc Hội ban hành. Để phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế và hội nhập, cũng như tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường tiếp tục được sửa đổi vào các năm 2005, 2014 và năm 2020.

Để bảo vệ môi trường nước trong lĩnh vực nông nghiệp các nước châu Âu đã sử dụng biện pháp gì?

Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại.

Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay?

Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.

Đọc thêm: 10 Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ thực trạng và các biện pháp bảo vệ môi trường nước mà Oreka muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến nhiều thông tin hữu ích và cần thiết.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach