BlogMôi TrườngRác Thải Y Tế Là Gì? Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Y Tế

Rác Thải Y Tế Là Gì? Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Y Tế

Rác thải y tế là gì? Rác thải y tế có ảnh hưởng gì đến môi trường và sức khỏe con người như thế nào? Làm thế nào để quản lý và xử lý chất thải y tế hiệu quả? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé. 

Rác thải y tế là gì?

Rác thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động y tế tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, v.v. 

Rác thải y tế bao gồm nhiều loài vật dụng y tế khác nhau, chẳng hạn như: kim tiêm, găng tay, băng gạc, bảo vệ tai mũi họng, v.v.

phân loại chất thải y tế
Chất thải y tế là gì? (Nguồn: Getty Images)

Phân loại chất thải y tế

Chất thải y tế gồm những loại nào? Theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân loại chất thải y tế thành các nhóm sau:

  • “Chất thải lây nhiễm bao gồm:
    • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
    • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
    • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
    • Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
    • Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
    • Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
    • Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
    • Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;
    • Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
    • Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.”

Tác hại của rác thải y tế là gì?

Rác thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh nếu không được xử lý hiệu quả có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đến môi trường và sức khỏe con người.

Đối với con người

Các chất thải y tế sắc nhọn có thể là mối nguy hiểm đến sức khỏe con người, gây ra các vết cắt, xẻ, đâm, và thông qua các vết thương có thể lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm.

Chất thải y tế lây nhiễm chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B và C. Những vi sinh vật này có thể xâm nhập vào cơ thể người qua tiếp xúc với da, niêm mạc, đường hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.

Việc quản lý chất thải y tế lây nhiễm không đúng cách có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong bệnh viện. Chẳng hạn, một người khỏe mạnh hoàn toàn chưa, sau khi ở bệnh viện một thời gian chăm sóc người nhà trong viện một thời gian thì bị mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh về gia đình.

cách phân loại rác thải y tế
Tác hại của chất thải y tế (Nguồn: Getty Images)

Chất thải hóa học và dược phẩm chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như nhiễm độc cấp tính và mãn tính, chấn thương, bỏng, v.v. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp và tiêu hóa, gây tổn thương cho da, mắt, gan, thận và các cơ quan khác.

Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường như qua da, hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu, v.v. Các chất độc này có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, viêm da, nhức đầu.

Chất thải phóng xạ, tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc, chất thải này có thể ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoặc thậm chí có thể gây ung thư và các vấn đề di truyền.

Đối với môi trường

Quy trình quản lý và xử lý rác thải y tế không đúng cách có thể làm phát tán các vi khuẩn gây bệnh, hóa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, và không khí. Điều này dẫn đến hàng loại các hệ quả xấu cho môi trường, và hệ sinh thái. 

Thực trạng xử lý rác thải y tế tại Việt Nam

Theo thống kê, mỗi ngày nước ta thải ra khoảng 120.000 m3 nước thải, và 350 – 400 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 42 tấn chất thải nguy hiểm ra môi trường.

Mặc dù vậy, nhiều cơ sở y tế vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải, hiện chỉ có khoảng 53.4% trong số 1263 bệnh viện có công trình xử lý nước thải. 90% bệnh viện hiện đang thu gom rác thải hàng ngày, 67% cơ sở có lò đốt và 32.2% cơ sở xử lý rác thải bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp.

Hoạt động quản lý và xử lý rác thải y tế sơ sài có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống môi trường như phần trước mà Oreka đã chia sẻ. Điều này đặt ra yêu cầu, chúng ta cần có ý thức trách nhiệm và tìm ra biện pháp hiệu quả để xử lý triệt để vấn đề rác thải y tế.

Đọc thêm: 10+ Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Đáng Báo Động

Giải pháp xử lý rác thải y tế

Dưới đây là một số biện pháp xử lý rác thải y tế hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Bảo quản và xử lý rác thải y tế hợp lý

Việc quản lý rác thải tại nguồn rất quan trọng và cần thiết, nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình xử lý rác. Theo đó, để thuận tiện cho việc phân loại, các bệnh viện cần bố trí thùng rác phù hợp cho từng loại rác. 

Quá trình vận chuyển cũng cần tuân thủ theo các quy định an toàn. Rác thải y tế phải được đóng gói chắc chắn, có các biện pháp bảo vệ đối với rác thải nguy hiểm, và được chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy trình. Việc này giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật và bảo vệ môi trường xung quanh cơ sở y tế.

Xây dựng quy trình phân loại rác thải y tế hiệu quả

Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động xử lý rác thải y tế, cần đảo sự tuân thủ và nghiêm túc trong các bộ phận, từ khâu phân loại, quản lý đến quy trình can thiệp và giám sát. Có thể bao gồm một số hoạt động sau:

quy trình phân loại rác thải y tế
Giải pháp xử lý rác thải y tế (Nguồn: Getty Images)

Kiểm tra, đánh giá nhận thức và kiến thức của nhân viên y tế

Việc đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế về cách quản lý và giảm thiểu rác thải nguy hại là cực kỳ quan trọng. Đây là bước đầu tiên để đảm bảo sự hiểu biết và tuân thủ các quy trình xử lý rác thải đúng cách.

  • Đánh giá vật tư sử dụng: Xem xét các vật tư y tế đang được sử dụng trong viện để đánh giá khối lượng chất thải phát sinh và đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải.
  • Tính toán khối lượng chất thải: Ước tính và tính toán khối lượng chất thải y tế phát sinh để lên kế hoạch xử lý hiệu quả.
  • Tuân thủ các thủ tục về chất thải y tế: Đảm bảo tuân thủ các quy định về phân loại, đóng gói, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là các loại chất thải nguy hiểm.
  • Lập bản đồ các khu lưu trữ và tuyến đường vận chuyển: Xác định các khu vực lưu trữ chất thải và thiết kế các tuyến đường vận chuyển để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình thu gom và xử lý.

Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình xử lý rác thải y tế

Dưới đây là những lưu ý khi xử lý rác thải y tế:

  • Bỏ rác sai màu quy định theo phân loại tại nguồn: Cần đảm bảo rằng nhân viên thực hiện đúng phân loại rác theo màu sắc quy định để hạn chế sự nhầm lẫn và tăng tính hiệu quả trong xử lý.
  • Nhân viên y tế thiếu kiến thức trong việc quản lý rác thải y tế: Đào tạo thường xuyên và cung cấp thông tin chi tiết cho nhân viên về quy trình xử lý rác thải y tế là cần thiết để giảm thiểu sai sót.
  • Vấn đề trong thu gom và vận chuyển: Đảm bảo các phương tiện vận chuyển được bảo trì và sử dụng đúng cách để tránh các sự cố trong quá trình vận chuyển chất thải.
  • Vấn đề an toàn trong quá trình vận chuyển: Cần có các biện pháp an toàn và bảo vệ nhằm tránh thương tích cho nhân viên trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý các dụng cụ sắc nhọn.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Rác thải y tế là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã chia sẻ đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach