BlogMôi TrườngNhiên Liệu Hóa Thạch Là Gì? Các Biện Pháp Giảm Thiểu Việc Sử Dụng Nhiên Liệu Hóa Thạch

Nhiên Liệu Hóa Thạch Là Gì? Các Biện Pháp Giảm Thiểu Việc Sử Dụng Nhiên Liệu Hóa Thạch

Nhiên liệu hóa thạch là gì? Nhiên liệu hóa thạch bao gồm những loại nào? Việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch tác động đến môi trường như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn cùng Oreka tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Nhiên liệu hóa thạch là gì? 

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được hình thành từ quá trình phân hủy các sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm. Các loại nhiên liệu này chứa một lượng lớn cacbon và các hợp chất hydrocacbon.

hóa thạch là gì, hình ảnh than đá một trong những nhiên liệu hóa thạch phổ biến hiện nay
Nhiên liệu hóa thạch là gì? (Nguồn: Getty Images)

Các ví dụ về các nhiên liệu hóa thạch phổ biến và quen thuộc trong đời sống con người có thể kể đến như:

  • Than đá: Là một loại nhiên liệu rắn được tạo thành từ quá trình biến đổi của các mảnh vụn thực vật được chôn vùi trong lòng đất và trải qua áp suất và nhiệt độ cao trong hàng triệu năm. Than đá được sử dụng rộng rãi để sản xuất điện và làm nhiên liệu trong các quá trình công nghiệp.
  • Dầu mỏ: Là một loại nhiên liệu lỏng được chiết xuất từ các lớp đất chứa các tàn tích hữu cơ của sinh vật biển và thực vật, chịu áp suất và nhiệt độ cao. Dầu mỏ được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp năng lượng và làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.
  • Khí đốt tự nhiên: Là một loại nhiên liệu khí dễ bay hơi được tạo thành từ các quá trình tự nhiên trong lòng đất, bao gồm các hidrocacbon như metan (CH4). Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng quan trọng cho việc sản xuất điện và làm nhiên liệu cho các thiết bị gia dụng và công nghiệp.

Các nhiên liệu hóa thạch có thể tồn tại ở dạng khí, lỏng hoặc rắn, và chúng có thể thay đổi từ các chất dễ bay hơi như khí metan đến các chất rắn như than đá, hoàn toàn chỉ chứa cacbon. Việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng toàn cầu, tuy vậy, hoạt động này cũng đặt ra nhiều thách thức về vấn đề môi trường.

Đọc thêm: Carbon Footprint Là Gì? Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Dấu Chân Carbon?

Ý nghĩa của nhiên liệu hóa thạch là gì?

Nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò như thế nào trong đời sống và sự phát triển của nhân loại. Trong phần dưới đây, Oreka sẽ chia sẻ đến bạn những lợi ích của nhiên liệu hóa thạch:

  • Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên là những nhiên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất gạch, v.v.
  • Là nhiên liệu để vận hành các phương tiện giao thông. 
  • Các sản phẩm phụ trong quá trình chưng cất dầu thô là những nhiên liệu quan trọng trong một số ngành công nghiệp như: sản xuất nhựa, hóa mỹ phẩm, phân bón, v.v.
  • Phục vụ các hoạt động sinh hoạt của con người, chẳng hạn như: nấu nướng, di chuyển, làm nóng, v.v.

Thực trạng khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay

Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng không tái tạo. Tốc độ khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng, khiến trữ lượng tài nguyên này đang dần suy kiệt.

Tại nước ta, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác như hiện tại, trữ lượng dầu mỏ chỉ đủ khai thác trong 34 năm tiếp theo; khí thiên nhiên đủ khai thác trong 63 năm và than đá chỉ trong 4 năm nữa.

Trên thế giới, lượng dầu mỏ chỉ đủ khai thác trong 53 năm tiếp theo, khí tự nhiên  là 55 năm và than đá còn khoảng 113 năm, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác như hiện tại.

Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch là gì?

Như đã đề cập trong phần trước đó, việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường.

  • Gây ô nhiễm không khí: Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có thể thải ra nhiều hợp chất độc hại như CO2, CO, SO2, nitrogen oxides, bụi mịn, v.v. Đây đều là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và hàng loạt những hệ quả xấu cho môi trường và sức khỏe con người.
  • Gây ô nhiễm môi trường đất và nước: Khí thải phát ra từ quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit, điều này làm hủy hoại môi trường đất, nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Bên cạnh đó, quá trình khai thác các nhiên liệu hóa thạch gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như phá rừng, gây xói mòn đất, v.v. Các sự cố trong quá trình khai thác nhiên liệu cũng là những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chẳng hạn như sự cố tràn dầu.
  • Gây hiệu ứng nhà kính: Quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều hợp chất độc hại, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

Các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Những hệ quả từ quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến môi trường và cuộc sống con người đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng tìm ra giải pháp giảm thiểu những tác động này. 

năng lượng hóa thạch là gì? Hình ảnh các dàn khoan khai thác dầu khí
Các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Nguồn: Getty Images)

Theo đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang từng bước từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Tại Philippin, quốc gia này đang tạm hoãn việc xây dựng các nhà máy điện than mới. 

Tại Thái Lan, quốc gia này thực hiện điều chỉnh và giảm tỷ trọng than trong ngành nhiệt điện xuống 10% vào năm 2030 và nỗ lực đạt 36% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2036.

Một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam: 

Chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, v.v, là giải pháp thay thế tối ưu cho việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng. 

Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Quản lý ô nhiễm và biến đổi khí hậu – Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho biết, việc sử dụng dầu diesel trong động cơ xe, sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động công nghiệp, xây dựng, v.v, đã thải ra môi trường một lượng lớn các loại khí độc như NOx, SO2, CO2, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người nghiêm trọng. 

Như vậy, việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới được coi là một giải pháp cấp bách hiện nay.

Không chỉ vậy, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, mang lại những cơ hội và lợi ích kinh tế mới. 

Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch

Nước ta cần cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thách giúp tăng trưởng GDP quốc gia.

Do khi giá năng lượng tính đúng với chi phí, không có sự can thiệp của nhà nước sẽ giúp tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hạn chế lạm phát, giảm thâm hụt thương mại và góp phần giảm nợ công. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, những năm trước đây, việc trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch làm nước ta mất đi hàng tỷ USD hàng năm.

năng lượng hóa thạch, hình ảnh các giàn khoan khai thác khí tự nhiên
Biện pháp giảm thiểu những tác đông tiêu cực từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch (Nguồn: Getty Images)

Trong những năm gần đây, lượng nhiên liệu hóa thạch được nhập khẩu tại nước ta tăng lên. Do vậy, việc cải cách chính sách tài khoá nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp Việt Nam hạn chế lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ các nước khác.

Đọc thêm: Những Việc Làm Bảo Vệ Môi Trường Ai Cũng Có Thể Làm

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Nhiên liệu hóa thạch là gì?” mà Oreka muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé. 

Nam Lê
Nam Lê
Nam Lê được mọi người đánh giá là một chàng trai trẻ hài hước, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người. Nam bắt đầu tham gia các hoạt động môi trường từ khi còn là sinh viên đại học. Là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nam thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền về môi trường, trồng cây xanh và dọn dẹp rác thải tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Đến nay, Nam đã hoạt động tích cực vì môi trường hơn 8 năm. Năm 2022, Nam đã được vinh danh là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Ngoài thời gian tham gia các hoạt động môi trường, Nam viết blog trên Oreka với mục đích chia sẻ những kiến thức cơ bản về môi trường, tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cũng như những biện pháp hiệu quả để chúng ta giữ gìn môi trường sống quanh mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU
banner sach